Cấu tạo cửa nhựa lõi thép

Hiện nay cửa nhựa lõi thép ngày càng trở nên phổ biến trong xây dựng, có thể thấy loại cửa này xuất hiện ở hầu khắp tất cả các công trình từ nhỏ đến lớn, từ nhà cá nhân đến những chung cư lớn, văn phòng cao cấp, hiện đại. Tại sao cửa nhựa lõi thép lại được ưa chuộng như vậy? Câu trả lời nằm ở những ưu điểm vượt trội của cửa nhựa lõi thép so với cửa truyền thống như cách âm, cách nhiệt, chịu lực tốt, không bị cong vênh, biến dạng, chịu nước tốt… Vậy do đâu mà cửa nhựa lõi thép lại có những đặc tính ưu việt đó? Hãy cùng Nam Phương window khám phá cấu tạo cửa nhựa lõi thép để đi tìm câu trả lời nhé!

Cấu tạo cửa nhựa lõi thép

Thanh nhựa profile uPVC (unplastic PVC)

Trước tiên ta cùng đi tìm hiểu uPVC là gì? Thì đây là một dạng dẫn xuất của nhựa PVC (Polyvinyl Clorua), một loại nhựa nhiệt dẻo được tạo thành từ phản ứng trùng hợp vinylclorua. Tuy nhiên uPVC có nhiều ưu điểm hơn so với nhựa PVC thông thường bởi uPVC là hỗn hợp phối trộn của nhựa PVC với chất ổn định nhiệt, chất bôi trơn, chất trợ gia công, chất tăng độ bền va đập, chất độn, bột màu, chất chống tia UV. Trong đó:

+ Polymers Arylic -> tạo sự bền chắc, chịu va đập mạnh.
+ Nhóm chất ổn định -> giúp nhựa chịu được tác động của nhiệt và tia cực tím.
+ Chất sáp -> dùng trong quá trình tạo hình, cho thanh Profile có bề mặt nhẵn bóng.

Bởi vậy, khi ứng dụng uPVC vào cửa nhựa lõi thép đã làm cho loại cửa này có những ưu điểm vượt trội so với cửa truyền thống.

Để chế tạo thanh profile uPVC người ta đưa bột nhựa PVC cùng các chất phụ gia vào máy trộn, sau đó hỗn hợp được đưa vào hệ thống máy ép. Tại đây máy sẽ gia nhiệt và định hình tạo khuôn dạng các thanh Profile.

Thanh Profile có cấu trúc dạng hộp, được chia thành nhiều khoang trống có chức năng cách âm, cách nhiệt, được lắp lõi thép gia cường để tăng khả năng chiu lực cho kết cấu cửa. Khoang trống đáp ứng tính kinh tế, giảm thiểu trọng lượng đến mức đa và đảm bảo sự bền vững trên mức an toàn.

Thanh nhựa profile upvc

 

Nhựa uPVC (Unplasticized PVC) là loại nhựa chịu nhiệt cao, có khả năng chống cháy tới 1000 độ C. Thời gian chịu đựng được nhiệt nóng chảy chỉ trong vòng 30 phút. Thanh nhựa uPVC chỉ nóng chảy ra chứ không bắt cháy. Ngoài ra, uPVC là loại thanh nhựa có các tính năng khác như: Không bị ôxy hóa, không bị co ngót, không bị biến dạng theo thời gian. Loại thanh nhựa uPVC cao cấp sẽ được phủ 1 lớp hóa chất chống trầy xướt và tạo ra độ bóng trên bề mặt thanh nhựa uPVC này.

Lõi thép gia cường

cấu tạo cửa nhựa lõi thép

Lõi thép gia cường

Lõi thép gia cường là phần kim loại đặt luồn bên trong các khoang rỗng của thanh nhựa profile. Độ dày của thép là từ 1 đến 1.5mm. Trước khi đưa vào khoang nhựa, thép đã được uốn cong thành các hình dạng nhất định, có thể là dạng chữ C, U, G và được mạ kẽm để tăng độ bền. Chiều dài của lõi thép phải đảm bảo không được ngắn hơn quá 40mm so với thanh nhựa để đảm bảo khả năng chịu lực của cửa. Bản thân thanh nhựa uPVC đã cứng lại được gia cường bởi lõi thép ở bên trong có thể ví như “hổ thêm cánh”, làm cho cửa nhựa lõi thép thực sự chắc chắn và có độ bền rất cao.

Phụ kiện kim khí

Phụ kiện cửa nhựa lõi thép

Bộ phụ kiện của cửa nhựa lõi thép bao gồm: tay nắm cửa, chốt đa điểm, bản lề 3D, bộ phẩn truyền động, khóa chuyên dụng không chỉ đảm bảo độ an toàn, tính chính xác cao trong sử dụng mà còn mang tính thẩm mỹ và khắc phục được các nhược điểm của các loại phụ kiện kim khí thông thường. Hệ thống phụ kiện này đều được làm từ thép trắng không gỉ, với nhiều kiểu dáng và tính năng khác nhau. Hệ phụ kiện kim khí cũng góp phần làm đa dạng mẫu mã của quy cách đóng mở cửa nhựa lõi thép như: cửa mở quay, cửa mở trượt, cửa xếp trượt, cửa mở hất ra ngoài, cửa mở lật vào trong,… Ngoài ra, với các hệ khóa chuyên dụng và chốt đa điểm sẽ tăng độ an toàn cho cửa.

>> Tham khảo: Các loại phụ kiện cửa nhựa lõi thép

Kính

Kính cũng là một bộ phận không thể thiếu của cửa nhựa lõi thép. Nếu như với cửa gỗ truyền thống thì có thể không cần có kính nhưng với cửa nhựa lõi thép thì kính là yếu tố bắt buộc phải có. Kính sử dụng cho cửa nhựa lõi thép là kính cường lực, chịu được va đập, độ bền cao. Sử dụng kính cường lực cho cửa nhựa lõi thép không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ cho cửa mà còn mang lại nhiều ưu điểm khác cho cửa như: đón được nhiều ánh sáng cho căn phòng, cách âm, cách nhiệt với bên ngoài.

Video: Thử độ bền của kính cường lực

Độ dày của kính cường lực sử dụng cho cửa nhựa lõi thép có nhiều kích cỡ: 5mm, 6.38mm, 8mm. Chủng loại kính sử dụng có hai loại là: kính một lớp và kính hộp. Kính đơn một lớp thích hợp cho các loại cửa nhỏ hay vách ngăn nhỏ với ưu điểm là giá thành thấp. Còn kính hộp được cấu tạo từ hai hay nhiều lớp kính liên kết với nhau bằng khung cữ nhôm và keo, ở giữa các lớp kính là khoảng trống để chứa khí trơ. Khí trơ có tác dụng làm cho cửa có khả năng cách âm và cách nhiệt. Bên trong khoảng không đó có thể tạo thêm các nan trang trí để làm tăng vẻ đẹp hiện đại cho bộ cửa và ngôi nhà.

kinh-cuong-luc

Với cấu tạo như vậy, cửa nhựa lõi thép thực sự đã trở thành một sự thay thế xứng đáng cho cửa truyền thống. Sử dụng cửa nhựa lõi thép không chỉ làm ngôi nhà của bạn trở nên hiện đại và sang trọng hơn mà còn góp phần vào bảo vệ tài nguyên rừng, cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta!

Còn nếu bạn có thắc mắc hay cần được tư vấn, hãy gọi chúng tôi qua hotline: 0934541122 hoặc đăng ký email vào form bên dưới để cập nhật những kiến thức bổ ích về cửa nhựa lõi thép từ chúng tôi!

No Responses

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *